Tổng quan hệ thống cơ khí tòa nhà
Là 1 nhà thầu cơ điện uy tín miền Bắc, Jucotec Việt Nam sẽ đồng hành cùng các bạn tìm hiểu về hệ thống quan trọng trong xây dựng này.
Mỗi công trình xây dựng gồm hai phần chính (gồm phần xây dựng và phần cơ điện), trong đó có thể nói, phần cơ điện (M&E: Mechanical & Electrical) chiếm khoảng 40-60% tổng khối lượng của dự án, hệ thống M&E chính là nhân tố làm cho tòa nhà hoạt động được. Ngoài phần điện, thi công phần cơ khí là lĩnh vực thế mạnh của Jucotec Việt Nam. Đây là bộ phận thi công lâu và khó khăn hơn nhiều so với phần điện, đòi hỏi nhà thầu thi công cần phải có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn để thiết kế và thi công sao cho hợp lý nhất và tiết kiệm chi phí nhất mà vẫn đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của công trình. Phần này bao gồm các hạng mục sau:
1. Hệ thống sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí (HVAC: Heating, Ventilating, and Air Conditioning)
Hầu như ở bất cứ công trình nào, hệ thống HVAC đều là hệ thống chính, đặc biệt các toà nhà chung cư hoặc nhà máy công nghiệp. Nó có nhiệm vụ quản lý chất lượng không khí, nhiệt độ trong công trình, tạo sự tiện nghi và thoải mái cho con người sống và làm việc trong toà nhà. Hệ thống này cũng hỗ trợ một phần cho hệ thống PCCC.
2. Hệ thống cấp thoát nước (PS: Plumbing & Sanitary)
Vai trò chung của hệ thống này đó là cấp dẫn nước cho cả công trình, thoát nước ứ đọng, xử lý nước thải, thông gió cho các đường ống dẫn và các thiết bị hệ thống khác. Mặt khác, hệ thống cấp thoát nước cũng hỗ trợ một phần cho hệ thống phòng cháy chữa cháy thông qua việc cung cấp hệ thống bình phun.
Ngoài việc thi công hệ thống cấp thoát nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công cơ điện cần quan tâm thêm về hệ thống xử lý nước để đảm bảo nước sau khi sinh hoạt được xử lý triệt để, không gây ảnh hưởng tới môi trường.
3. Hệ thống phòng cháy chữa cháy ( PCCC) ( Fire Alarm & Fighting)
An toàn cháy nổ luôn là vấn đề được các chủ đầu tư quan tâm, trong hệ thống PCCC gồm hệ thống bình chữa cháy, hệ thống ống dẫn nước, bơm, hệ thống báo động khi có khói, lửa, áp lực gây ra do cháy nổ, hoả hoạn…Hệ thống này giúp cảnh báo sớm cho người dân trong toà nhà, giúp họ sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời.
4. Hệ thống cung cấp gas LPG (Liquefied Petroleum Gas) và khí nén (Pneumatic system)
Tùy theo yêu cầu đặc thù, một số nhà máy, công trình có thêm hệ thống cung cấp khí gas hóa lỏng và khí nén.
LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các mỏ dầu hoặc mỏ khí dầu và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu trong quá trình trưng cất dầu thô.
Lắp đặt hệ thống gas công nghiệp đòi hỏi đơn vị nhà thầu cơ điện lắp đặt kiểm tra phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại các tiêu chuẩn ngành về lĩnh vực khí đốt (gas) và phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn và tiết kiệm khi sử dụng hệ thống.Các hệ thống cung cấp gas công nghiệp thông dụng:
-
Hệ thống cung cấp khí đốt cho lò nung, lò hơi
-
Hệ thống cung cấp nguyên liệu LPG trong các ngành sản xuất nhựa, xốp, mút ...
-
Cung cấp khí đốt (LPG) cho bếp ăn công nghiệp, bếp ăn nhà hàng, khách sạn
-
Hệ thống gas trung tâm cung cấp khí đốt phục vụ sinh hoạt trong các cụm dân cư hay chung cư
Hệ thống khí nén là một hệ thống lưu trữ năng lượng bao gồm khí được nén và làm sạch phục vụ trong các ngành công nghiệp, y tế, thực phẩm, máy móc… Máy được hoạt động dựa trên nguyên lý bao gồm chuyển động thằng và chuyển động quay. Khí nén khi được truyền ra bên ngoài môi trường thường gây ra những tiếng ồn gây khó chịu.
Với sự phức tạp của hệ thống cơ khí tòa nhà như trên, việc lựa chọn đơn vị thầu thi công cơ điện trở nên rất quan trọng, để công trình hoạt động trơn tru thì không chỉ phần kiến trúc, hệ thống M&E cũng phải thực sự hoàn hảo. Nhà thầu thi công cơ điện phải có đầy đủ năng lực để đảm nhận được vai trò t thi công hệ thống cơ điện của công trình đưa ra. Với gần 10 năm kinh nghiệm cùng với các kỹ sư chuyên môn cao, Jucotec Việt Nam đã và đang thi công phần cơ điện cho nhiều công trình, khu công nghiệp trên khắp mọi miền tổ quốc.